05/03/2015 1:52:55 PM
Tuy “năng lượng bền vững”, “thoái vốn” còn là những khái niệm hết sức mới mẻ, nhưng các bạn trẻ Việt Nam thực hiện chiến dịch đã nhanh chóng nắm bắt vấn đề để có thể mở màn chiến dịch sớm nhất với các thông điệp tích cực, và được 350.org đánh giá cao ngay từ những ngày đầu.
Có mặt tại buổi họp báo phát động chiến dịch tại Việt Nam vào giữa tháng 2/2015, nhà báo Trác Thuý Miêu, một nhà báo đang rất quan tâm với các vấn đề thiên nhiên môi trường tại Việt Nam, đã chia sẻ “Chiến dịch Thoái vốn Toàn cầu thoạt tiên là một khái niệm quá viễn tưởng đối với nhận thức của đại đa số dân chúng, nhưng chính phương cách ‘địa phương hóa’ vấn đề một cách khéo léo đã cùng lúc cải thiện cách tiếp nhận thông tin và hành vi tư duy đối vớicác vấn nạn môi trường, cùng lúc tác động được đến các doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư và chính từng người dân, cho họ một tầm nhìn vượt xa hơn những chiếc khẩu trang vải để ngăn ô nhiễm *”
Trong chiến dịch Global Divestment Day, với hơn 450 sự kiện tại 60 quốc gia, người dân trên toàn thế giới đã cùng khẳng định, “Phá hoại hành tinh này là sai trái, và kiếm lời từ việc phá hoại này thì càng sai trái hơn”.
Đây là một bước ngoặt quan trọng trong phong trào chống biến đổi khí hậu (BĐKH) trên toàn cầu, khi cộng đồng trên khắp 6 châu lục cùng hành động để phi hợp pháp hoá ngành công nghiệp đang ngày càng làm trầm trọng tình trạng BĐKH vốn đang đe doạ cuộc sống của người dân trên toàn cầu. Và giới trẻ Việt
Trong thời gian từ 2/2 đến 13/2 , hàng trăm bạn trẻ Việt Nam đã tham gia vào các hoạt động của Ngày Thoái vốn Toàn cầu Việt Nam, gửi thông điệp mạnh mẽ tới khối ngân hàng và đầu tư tại Việt Nam, kêu gọi các tổ chức này cân nhắc kỹ các yếu tố môi trường khi cấp vốn cho các án đầu tư tại Việt Nam, và lập kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp về năng lượng tái tạo cho cộng đồng tại Việt Nam.
Trong năm 2015 và những năm tới, nhóm điều hành chiến dịch sẽ làm việc với một số ngân hàng và quỹ đầu tư để kêu gọi ngừng đầu tư mới vào các dự án năng lượng hoá thạch, cũng như tiếp cận các công ty và tập đoàn lớn của nước ngoài đang đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng hoá thạch tại Việt Nam để kêu gọi các tổ chức này thoái vốn.
“Việc khai thác và đốt than đá cho nhiệt điện và các ngành công nghiệp đang gây ra mối đe doạ nghiêm trọng cho sức khoẻ con người. Theo thông tin của tổ chức Greenpeace, trong năm 2010, Việt Nam là nước đứng thứ hai, chỉ sau Indonesia (là quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới), có số trẻ em chết non nhiều nhất liên quan đến ô nhiễm bụi nhỏ PM2.5”, bà Hoàng Thị Minh Hồng, giám đốc trung tâm Change, cho biết. “Cũng trong nghiên cứu gần đây của Greenpeace tại 31 thành phố thủ phủ tỉnh ở Trung Quốc, xấp xỉ cứ 7 người chết thì 1 người là do ô nhiễm không khí, và tôi không muốn Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ này trong những năm tới”, bà Hồng khẳng định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét